I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình triển khai các Kế hoạch CCHC, kiểm soát TTHC, ISO trong năm 2020, kết quả thực hiện công tác CCHC, kiểm soát TTHC, ISO và YKCĐ của địa phương; việc triển khai thực hiện các văn bản của UBND tỉnh, của UBND huyện, UBND xã về chỉ đạo, điều hành, cải cách TTHC trên một số lĩnh vực trọng tâm, từ đó có biện pháp chỉ đạo sát hơn nhằm đẩy mạnh CCHC, kiểm soát TTHC, ISO, YKCĐ trong thời gian tiếp theo.
- Đánh giá thực trạng tình hình tổ chức triển khai thực hiện về công tác cải cách hành chính của cơ quan. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong tổ chức thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
- Phát hiện những cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng, kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn hoặc vi phạm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC, ISO, YKCĐ để có hướng khắc phục, tháo gỡ.
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về việc chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC, ISO, YKCĐ của đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan.
2. Yêu cầu
a) Yêu cầu chung
- Đổi mới công tác kiểm tra theo hướng kiểm tra các chuyên đề gắn với trách nhiệm của bộ phận tham mưu các Kế hoạch CCHC, kiểm soát TTHC, ISO, thực hiện YKCĐ trong năm 2020 và Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của UBND huyện ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020.
- Việc kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, đúng quy trình, kế hoạch, đảm bảo khách quan, chất lượng và hiệu quả, phản ánh trung thực kết quả thực hiện của bộ phận được kiểm tra, tránh hình thức.
- Qua công tác tự kiểm tra, rút ra được những vấn đề trọng tâm trong triển khai thực hiện công tác CCHC, kiểm soát TTHC, ISO, thực hiện YKCĐ trong năm 2020.
b) Yêu cầu cụ thể
- Đối với bộ phận được kiểm tra: Xây dựng báo cáo theo nội dung kế hoạch kiểm tra; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ kiểm tra.
- Đối với Tổ kiểm tra: Trong quá trình kiểm tra, lập đầy đủ các Biên bản kiểm tra, ban hành Thông báo kết luận đối với từng bộ phận được kiểm tra, Báo cáo kết quả thực hiện với UBND xã sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
Kiểm tra việc triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC, KSTTHC, ISO, YKCĐ tập trung vào những nhiệm vụ đã được xác định trong các Kế hoạch công tác của UBND xã năm 2020 (tính đến thời điểm kiểm tra) theo những nội dung sau:
1. Công tác CCHC
Kiểm tra việc tổ chức quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác CCHC.
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện công tác CCHC trên các lĩnh vực: Thể chế, TTHC, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính; công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành, trong đó tập trung các nội dung chính, như sau:
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 04/12/2019 của UBND xã về Kế hoạch CCHC năm 2020;
- Quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh ban hành quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm hành chính công tỉnh, cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Công khai xin lỗi công dân và tổ chức theo Quyết định số 3.461/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Ban hành quy định về trách nhiệm công khai xin lỗi của công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Việc tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của UBND huyện ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 - 2020;
- Thực hiện các nhiệm vụ CCHC khác do UBND huyện, UBND xã giao.
2. Công tác kiểm soát TTHC
- Công tác tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC;
- Niêm yết công khai TTHC; tiếp nhận, giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương (hồ sơ giấy và trên Cổng dịch vụ công);
- Rà soát, đánh giá TTHC; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; công tác truyền thông và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo;
- Việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chỉnh phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 1.291/QĐ-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp xã;
- Quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Quy định mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Công tác ISO
- Kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến ISO
+ Phạm vi áp dụng bao gồm toàn bộ hoạt động liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương;
+ Hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình giải quyết công việc cho toàn bộ cán bộ, công chức trong phạm vi xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng;
+ Sự tuân thủ đối với tất cả các yêu cầu của ISO, chính sách, mục tiêu, quy trình, thủ tục, các quy định có liên quan khác và các yêu cầu pháp luật liên quan;
+ Việc thực hiện các quá trình giải quyết công việc và các quá trình được xác định trong Hệ thống quản lý chất lượng;
+ Hoạt động xem xét của Lãnh đạo và hoạt động đánh giá nội bộ, thực hiện hành động khắc phục các điểm không phù hợp;
+ Hoạt động xử lý các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (nếu có); Hoạt động cải tiến trong Hệ thống quản lý chất lượng.
- Kiểm tra việc tuân thủ theo các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg, Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN và Quyết định 12/2015/QĐ-UBND về việc xây dựng, áp dụng, công bố, duy trì, cải tiến ISO và hoạt động kiểm tra tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh;
+ Việc bảo đảm sự tham gia của lãnh đạo và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO và thông báo bằng văn bản đến đơn vị chủ trì để theo dõi, tổng hợp; niêm yết tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có);
+ Việc cập nhật các thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý công việc vào Hệ thống quản lý chất lượng; công bố lại khi có sự điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.
4. Công tác thực hiện YKCĐ
- Thực hiện một số nhiệm vụ do cấp trên, UBND xã, Chủ tịch UBND xã giao;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên, UBND xã, Chủ tịch UBND xã giao;
- Theo dõi, triển khai thực hiện, cập nhật kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết luận, ý kiến chỉ đạo của cấp trên, UBND xã, Chủ tịch UBND xã giao trên Hệ thống theo dõi ý kiến chỉ đạo và văn bản ban hành tại đơn vị, địa phương;
- Việc tham mưu UBND xã thực hiện kịp thời, chất lượng, đúng thời gian các YKCĐ của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kết luận, ý kiến chỉ đạo của UBND xã, Chủ tịch UBND xã tại các bộ phận.
III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG
1. Thời gian kiểm tra: Dự kiến trong tháng 9 năm 2020 (Thời gian cụ thể sẽ có Thông báo sau).
2. Đối tượng kiểm tra
- Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã;
- Các công chức liên quan phụ trách các lĩnh vực công tác CCHC, kiểm soát TTHC, ISO.
3. Cách thức kiểm tra
- Tổ kiểm tra sẽ trực tiếp làm việc với các bộ phận, cán bộ, công chức được kiểm tra.
- Các bộ phận, cán bộ, công chức được kiểm tra chuẩn bị các báo cáo, các văn bản kèm theo.
4. Thành phần Tổ kiểm tra
Tổ kiểm tra: Theo Quyết định thành lập Tổ kiểm tra của UBND xã.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ phận Văn phòng - Thống kê
- Tham mưu UBND xã thành lập Tổ kiểm tra và các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra đảm bảo đầy đủ, đúng quy định. Thông báo cụ thể thời gian kiểm tra, đề cương chi tiết, gửi các bộ phận, cán bộ, công chức được kiểm tra 10 ngày trước thời điểm kiểm tra.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, tiến hành tổng hợp, báo cáo UBND xã, đồng thời tham mưu UBND xã thông báo kết luận và các giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót phát hiện được trong quá trình kiểm tra; tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm hay góp phần nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
2. Các bộ phận, cán bộ, công chức được kiểm tra
Trên cơ sở kế hoạch và nội dung kiểm tra, các các bộ phận, cán bộ, công chức được kiểm tra chuẩn bị văn bản để báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện công tác CCHC, KSTTHC, ISO và YKCĐ của từng bộ phận (kết quả đạt được; phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian đến; những kiến nghị, đề xuất).