Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
cac trang báo
Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày cập nhật 06/04/2023

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2015/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh về việc quy định phân công, phân cấp và uỷ quyền công tác quy hoạch xây dựng - kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2019 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 3359/TĐ-SXD ngày 27 tháng 10 năm 20120 và báo cáo bổ sung tại Tờ trình số 87/SXD-QHKT ngày 11 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

  1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  2. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Quảng Điền có vị trí cụ thể:
  • Phía Đông và Nam giáp thị xã Hương Trà;
  • Phía Tây và Tây - Bắc giáp huyện Phong Điền;
  • Phía Bắc và Đông - Bắc giáp biển Đông.

3.Quy mô:

  • Quy mô đất đai: Diện tích khoảng 16.304,5ha.
  • Quy mô dân số: Dân số hiện trạng: 80.350 người.

4.Thời hạn quy hoạch:

  • Quy hoạch cho giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030.
  • Quy hoạch cho giai đoạn dài hạn đến năm 2050.

5.Dự báo phát triển về dân số và đất đai:

  1. Dự báo phát triển dân số:
  • Dân số hiện trạng: 80.350 người;
  • Năm 2030: Tổng dân số là 102.000 người. Trong đó: dân số nông thôn là

72.000 người, chiếm 70,6%; dân số thành thị là 30.000 người, chiếm 29,4%; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30%.

- Năm 2050: Tổng dân số là 130.000 người. Trong đó: dân số nông thôn là

75.000 người, chiếm 57,7%; dân số thành thị là 55.000 người, chiếm 42,3%; Tỷ lệ đô thị hóa: khoảng 45%.

  1. Dự báo phát triển về sử dụng đất:

- Đến năm 2030:

+ Đất đô thị khoảng 2940ha (bao gồm: đô thị Sịa, đô thị Thanh Hà).

+ Đất dân dụng đô thị khoảng 270ha, chỉ tiêu khoảng 90m2/người.

+ Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 490ha, chỉ tiêu khoảng 68m2/người.

  • Đến năm 2050:

+ Đất đô thị khoảng 3.746ha bao gồm: Đô thị Sịa (mở rộng), Thanh Hà, Phú Thuận (xã Quảng Phú).

+ Đất dân dụng đô thị khoảng 495ha, chỉ tiêu khoảng 90m2/người.

+ Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 562ha, chỉ tiêu khoảng 75m2/người.

6.Tính chất:

  • Là vùng đô thị, nông thôn với sự đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
  • Là vùng đồng bằng ven biển và đầm phá gắn với không gian cảnh quan thiên nhiên đặc thù, đa dạng sinh học.
  • Là vùng có tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi trang trại, khai thác thủy hải sản, dịch vụ, du lịch sinh thái ven biển và đầm phá.

7.Mục tiêu:

  1. Mục tiêu chung:
  • Cụ thể hóa đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 03/02/2012.
  • Xây dựng huyện Quảng Điền đạt chuẩn nông thôn mới đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 20/9/2016 về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020.
  • Phát triển vùng huyện Quảng Điền đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm của khu vực về phát triển dịch vụ, du lịch vùng biển, đầm phá; phát triển mạnh kinh tế trang trại; nuôi trồng, khai thác thủy sản.
  • Phát triển hệ thống đô thị - nông thôn, khu chức năng theo hướng tăng trưởng xanh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu tư, xây dựng đô thị Sịa hướng đến các tiêu chuẩn của đô thị loại IV, phát triển nâng cấp đô thị mới Thanh Hà thành đô thị loại V, phát triển khu vực Phú Thuận, Vĩnh Tu hướng đến tiêu chuẩn đô thị.
  • Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên hiện có của địa phương nhằm định hướng phát triển vùng huyện Quảng Điền để làm cơ sở thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
  • Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển với các vùng lân cận.
  1. Mục tiêu cụ thể:

Cụ thể hoá các chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện; xây dựng huyện Quảng Điền thành huyện nông thôn mới, đóng vai trò một trong các cực phát triển phía Bắc của tỉnh. Tập trung đẩy mạnh phát triển với các lĩnh vực chủ yếu như sau:

  • Về công nghiệp - đô thị - dịch vụ - du lịch:

+ Về công nghiệp: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với công nghệ tân tiến, thân thiện với môi trường, thu hút đầu tư phát triển bền vững gắn với ngành sản xuất, chế biến nông, thủy sản.

+ Về làng nghề truyền thống: Phát huy hiệu quả các giá trị mang đậm bản sắc địa phương của các làng nghề truyền thống; mở rộng sản xuất, phục hồi các ngành nghề đang bị mai một cũng như tạo sự đa dạng trong thu hút phát triển dịch vụ khác như thương mại, du lịch,... gắn với bảo vệ môi trường.

+ Về đô thị: Định hướng quy hoạch tổ chức không gian hệ thống đô thị, phát triển dân cư, phân loại, phân cấp đô thị, xác định tính chất đô thị, vùng cần bảo tồn,… Đầu tư, xây dựng đô thị Sịa hướng đến các tiêu chuẩn của đô thị loại IV, phát triển nâng cấp đô thị mới Thanh Hà và Phú Thuận thành đô thị loại V.

+ Về dịch vụ thương mại: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, hình thành chuỗi sản phẩm thương mại dịch vụ gắn với hệ thống bán lẽ tại các khu vực phát triển dân cư.

+ Về du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch văn hóa lịch sử gắn với vùng làng quê truyền thống. Phát huy thế mạnh và tiềm năng của vùng biển và đầm phá để phát triển vùng du lịch nghĩ dưỡng sinh thái.

  • Về nông nghiệp: Là lĩnh vực chủ lực thúc đẩy huyện Quảng Điền phát triển trở thành huyện nông nghiệp kiểu mẫu. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biếnđổi khí hậu. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản trên cơ sở khai thác các giá trị tiềm năng vùng đầm phá nước lợ, khu vực cồn cát là thế mạnh và đặc trưng của huyện.
  • Về y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo: Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa gắn với nông nghiệp của vùng. Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện, trạm y tế hiện có, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Phát triển văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình theo yêu cầu phát triển.

8.Định hướng phát triển không gian vùng:

  1. Định hướng phát triển đô thị:

Không gian vùng huyện Quảng Điền được tổ chức theo mô hình trung tâm chính của huyện với các trục đường hướng tâm kết hợp vành đai phát triển liên kết các tiểu vùng. Trong đó:

  • Thị trấn Sịa là trung tâm huyện làm hạt nhân phát triển, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường huyết mạch (trục Đông-Tây, Bắc Nam), là trục động lực phát triển kết nối trung tâm huyện với đô thị Huế, kết nối các cụm kinh tế phát triển của Phong Điền, Hương Trà, đô thị cảng Thuận An và khu vực phía Đông của thành phố Huế mở rộng.
  • Vành đai phát triển không gian, trên cơ sở kết nối, điều chỉnh mở rộng các tuyến đường tránh lũ Sịa, đường Vinh Phú, đường Quảng Thọ - Quảng Thành, đường Đông Xuyên An Xuân, đường ven phá Phước Lý – Hà Đồ liên kết các trung tâm tiểu vùng Thủy Lập, Phước Lý, An Xuân, Mỹ Xá, Tân Xuân Lai.
  • Đô thị Thanh Hà, Phú Thuận, điểm dân cư Phú Lễ, Chợ Nịu là hạt nhân phát triển khu vực cửa ngõ của huyện, là đầu mối giao thương, kết nối phát triển với vùng phụ cận. Trong đó, sự phát triển của đô thị Thanh Hà thông qua kết nối lan tỏa với thành phố Huế mở rộng sẽ làm động lực để phát triển du lịch, dịch vụ của các tiểu vùng trên tuyến Tỉnh lộ 4.
  • Hình thành điểm trung tâm tiểu vùng khu vực ven biển tại vị trí cầu Vĩnh Tu, thông qua tuyến Quốc lộ 49B làm động lực phát triển cho các tiểu vùng với vai trò vệ tinh của đô thị Sịa, là vùng phát triển theo trục giao thông ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gắn với xây dựng đô thị ven biển và đầm phá để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.
  1. Phân vùng kiểm soát phát triển:

Huyện Quảng Điền được xác định phát triển trên 3 mục tiêu chính là: phát triển dịch vụ, du lịch vùng biển, đầm phá; phát triển mạnh kinh tế trang trại theo hướng ứng dụng công nghệ cao và hiện đại; phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.

  • Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ: Gồm thị trấn Sịa và các xã: Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ có diện tích tự nhiên khoảng 8.850 ha, chiếm 54,2% tổng diện tích toàn huyện. Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện và tỉnh. Xây dựng hạ tầng thị trấn Sịa theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV, là đô thị Trung tâm của huyện. Ở hình thành khu trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thương mại và dịch vụ của huyện; đây là vùng có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tốt để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch với công nghệ cao, có tiềm năng phát triển dịch vụ - du lịch. Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế “ Nông nghiệp công nghệ cao - Thương mại dịch vụ - du lịch”.
  • Vùng cát nội đồng: Chủ yếu gồm hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi; có diện tích tự nhiên là 5.092 ha, chiếm khoảng 31,2% diện tích toàn huyện và một phần diện tích của xã Quảng Vinh. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, các khu công nghiệp, chế xuất. Khu vực này sẽ liên kết với các xã lân cận huyện Phong Điền để hình thành khu kinh tế công nghiệp, chế biến, trang trại. Phát triển khu vực Chợ Nịu, Thủy Lập hướng đến hình thái đô thị, trở thành trung tâm của tiểu vùng bổ trợ cho phát triển kinh tế trang trại và dịch vụ du lịch đầm phá.
  • Vùng ven biển - đầm phá: Gồm hai xã ven biển Quảng Công và Quảng Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362 ha, chiếm 14,6% diện tích toàn huyện và vùng ven đầm phá trải dài từ các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, thị trấn Sịa, Quảng Phước, Quảng An và Quảng Thành. Phát triển đô thị Vĩnh Tu trở thành trung tâm tiểu vùng gắn với kinh tế biển, đầm phá với trọng tâm phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản.
  1. Các khu vực cần bảo tồn:
  • Bảo tồn, phát triển rừng phòng hộ ven biển.
  • Bảo tồn hệ sinh thái đầm phá nước lợ; hạn chế xây dựng, phát triển các ngành lĩnh vực ảnh hưởng đến môi trường tại khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
  • Bảo tồn và hạn chế xây dựng tại các điểm di tích lịch sử văn hoá của huyện.
  1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị:
  • Đến năm 2030: có 02 đô thị loại V (đô thị Sịa, đô thị Thanh Hà), trong đó, đô thị Sịa được đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hướng đến các tiêu chí của đô thị loại IV.
  • Đến sau 2030, tầm nhìn đến năm 2050: có 01 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (đô thị Sịa), và 02 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (Thanh Hà, Phú Thuận). Phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.
  • Xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại điểm trung tâm tiểu vùng Vĩnh Tu hướng đến các tiêu chí đô thị loại V nhằm khai thác tối đa tiềm năng cũng như lợi thế về đầu mối giao thông, tài nguyên biển, đầm phá, kết hợp với đô thị Thanh Hà, Phú Thuận tạo nên tam giác phát triển với hạt nhân là đô thị Sịa để phù hợp với xu thế phát triển mới.
  • Phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại. Đầu tư kết cấu hạ tầng ở trung tâm các xã theo các tiêu chí đô thị, tiến tới hình thành 12 điểm trung tâm tiểu vùng theo hướng đô thị, phân bổ rộng khắp trên tuyến vành đai phát triển và các tuyến hướng tâm với trung tâm huyện.

* Đô thị Sịa:

+ Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện; Đến năm 2030: Diện tích: 1.196ha; dân số khoảng: 14.000 người. Giai đoạn 2030 - 2050: Diện tích: 1.867ha, dân số khoảng: 25.000 người.

+ Đô thị Sịa sau năm 2030 trở thành đô thị loại IV là một cực phát triển đối trọng phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phát triển đảm bảo là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện; là đô thị động lực, phát triển lan tỏa, kết nối với hệ thống đô thị của thành phố Huể mở rộng.

+ Giai đoạn 2020-2030, phát triển, nâng cấp hạ tầng đô thị, chỉnh trang bộ mặt kiến trúc cảnh quan hướng đến các tiêu chí của đô thị loại IV, Giai đoạn 2030-2050 mở rộng đô thị trên cơ sở sát nhập các thôn thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Vinh, Quảng Phước nâng diện tích đất đô thi Sịa thành 1.867ha, dân số khoảng 25.000 người, giữ vai trò là đô thị hạt nhân, động lực phát triển cho toàn huyện.

  • Định hướng phát triển:

+ Phát triển các ngành du lịch, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp có tính đặc trưng vùng miền. Kết hợp du lịch đầm phá, lễ hội, làng nghề truyền thống.

+ Hạn chế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm khí thải, tiếng ồn, không khí, bảo đảm môi trường trong sạch, hấp dẫn phù hợp cho du lịch, dịch vụ.

+ Phát triển mô hình nông thị sinh thái bền vững trong lòng đô thị trên các quỹ đất nông nghiệp của thị trấn Sịa.

+ Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các tiêu chí của đô thị loại IV, quản lý chặt chẽ các quỹ đất hiện có và quỹ đất dự trữ phát triển.

* Đô thị Thanh Hà:

  • Là trung tâm tiểu vùng phía Nam của huyện, là đầu mối giao thương, kết nối phát triển với thành phố Huế mở rộng. Đô thị Thanh Hà thuộc xã Quảng Thành có quy mô diện tích khoảng 1.082ha, dân số đến năm 2030 khoảng
    1. người; đến năm 2050 khoảng 17.000 người.
      • Giai đoạn 2020-2030 nâng cấp phát triển Thanh Hà thành đô thị loại V, giữ vai trò đô thị cửa ngỏ của huyện, phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, đầu tư phát triển mô hình ở - nông thị, phát triển nông nghiệp sạch công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống.
      • Giai đoạn 2030-2050, không gian đô thị Thanh Hà mở rộng phát triển trên cơ sở hệ thống các trục đường chính với cấu trúc lõi trung tâm, là đầu mối giao thương, kết nối phát triển với vùng phụ cận, tạo động lực để phát triển du lịch, dịch vụ của các tiểu vùng trên tuyến Tỉnh lộ 4.
      • Định hướng phát triển:

+ Phát triển các ngành du lịch, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp có tính đặc trưng vùng miền; kết hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch trãi nghiệm vùng đầm phá Tam Giang thông qua tuyến sông Kim Đôi, sông Bồ, du lịch cộng đồng và bảo tàng đồng quê. Phát triển đô thị theo mô hình nông thị sinh thái bền vững.

+ Hạn chế phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm khí thải, tiếng ồn, không khí, môi trường nước, trong sạch, hấp dẫn phù hợp cho nghỉ dưỡng.

+ Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các tiêu chí của đô thị loại V.

* Đô thị Phú Thuận:

  • Giai đoạn 2020-2030 phát triển điểm trung tâm tiểu vùng khu vực xã Quảng Phú với quy mô diện tích 178ha, dân số khoảng 3.000 người. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dân cư trên các trục 11D, đường ven sông Bồ để hình thành lõi trung tâm hướng đến các tiêu chí đô thị loại V.
  • Giai đoạn 2030-2050, mở rộng, nâng cấp phát triển Phú Thuận thành đô thị loại V, quy mô diện tích khoảng 879ha, dân số khoảng 13.000 người; giữ vai trò là đô thị cửa ngõ, phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị - làng nghề truyền thống – nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
  • Là trung tâm tiểu vùng, đô thị cửa ngõ phía Tây Nam của huyện; là hạt nhân phát triển khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của huyện, là đầu mối giao thương, kết nối với hệ thống giao thông Quốc gia qua tuyến Quốc lộ 1A.
  • Định hướng phát triển:

+ Phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, vận tải, kho bãi theo hướng chuyên nghiệp. Là khu vực đầu mối quan trọng của huyện trong việc kết nối phát triển với thị xã Hương Trà và thành phố Huế thông qua Quốc lộ 1A.

+ Hạn chế phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm khí thải, tiếng ồn, không khí, môi trường nước, hấp dẫn phù hợp cho các dịch vụ phát triển.

+ Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các tiêu chí của đô thị loại V.

  • Điểm trung tâm tiểu vùng ven biển Vĩnh Tu:
    • Giai đoạn 2020-2030, điểm trung tâm tiểu vùng Vĩnh Tu bao gồm các thôn Tân Mỹ, Đông Hải, Vĩnh Tu (Quảng Ngạn), Thôn 1 (Quảng Công) với quy mô diện tích khoảng 190ha, dân số khoảng 2.750 người.
    • Là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của huyện, là vùng phát triển kinh tế biển, đầm phá với trọng tâm khai thác phát triển du lịch, dịch vụ.
    • Giai đoạn 2030-2050, nâng cấp phát triển điểm trung tâm tiểu vùng Vĩnh Tu có quy mô diện tích khoảng 621ha, dân số khoảng 7.000 người. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dân cư hướng đến các tiêu chí của đô thị loại V.
    • Định hướng phát triển: Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch nghĩ dưỡng biển, đầm phá, khu vui chơi giải trí chất lượng cao ven đầm phá. Là khu vực đầu mối quan trọng của huyện nhằm kết nối các đô thị, vùng kinh tế biển thông qua tuyến Quốc lộ 49B; Hạn chế phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm khí thải, tiếng ồn, không khí, môi trường nước.
  • Các trung tâm tiểu vùng: Xây dựng các điểm dân cư nông thôn phát triển theo hình thái đô thị, đảm bảo dân cư phát triển tập trung, tránh dàn trải, ảnh hưởng đến việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung.

đ) Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn:

  • Thu hẹp dần độ chênh lệch về mọi mặt giữa các vùng đô thị và nông thôn. Phấn đấu đạt tiêu chí huyện nông thôn mới trong năm 2020.
  • Tiếp tục xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xã và 9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn với cảnh quan môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp.
  • Quy hoạch và định hướng phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Tạo không gian sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với không gian nông thôn truyền thống.
  • Xây dựng các vùng tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,… với quy mô thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
  • Phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, nghiên cứu gắn với bảo tồn hệ sinh thái.
  • Hệ thống các điểm dân cư nông thôn, bao gồm các điểm cho phát triển dân cư mới đảm bảo theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

9.Định hướng phát triển các ngành kinh tế:

  1. Nông - Lâm - Thủy sản:
  • Trồng trọt:
    • Quy hoạch vùng trồng lúa: Diện tích trồng lúa khoảng 8.000 ha; Mở rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa theo tiêu chuẩn, sử dụng công nghệ sạch tập trung ở các xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú, thị trấn Sịa.
    • Quy hoạch vùng trồng hoa màu:

+ Mở rộng diện tích trồng rau màu, sử dụng công nghệ sạch.

+ Phát triển vành đai rau sạch, an toàn thực phẩm tập trung ở Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Lợi, Quảng Vinh và thị trấn Sịa.

+ Chuyển đổi các khu vực đất trồng màu kém hiệu quả sang cây ăn quả tại Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng An.

+ Phát triển kinh tế vườn phù hợp với định hướng huyện nông nghiệp sinh thái gắn với xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu với mô hình nông thị.

  • Chăn nuôi:
    • Quy hoạch vùng chăn nuôi hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị tập trung tại vùng trang trại, gia trại trồng trọt công nghệ cao thuộc xã Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Thái; xây dựng 4 khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thú y tại xã Quảng Công, Quảng Thái, Quảng Thành, thị trấn Sịa.
    • Phát triển mô hình chăn nuôi nông hộ theo hướng tập trung đàn lớn, ứng dụng các công nghệ chăn nuôi hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sinh học.
  • Trang trại: Xây dựng và phát triển vùng kinh tế trang trại trở thành hạt nhân chủ đạo trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vùng trang trại, gia trại trồng trọt công nghệ cao thuộc xã Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Thái.
  • Thủy sản:
    • Chuyển phần diện tích ruộng trũng, nhiễm mặn, sản xuất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, hoặc trồng sen kết hợp nuôi cá cho giá trị kinh tế cao tại các xã: Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng An.
    • Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Lợi, Quảng Phước và thị trấn Sịa.
    • Quy hoạch khu vực nuôi cá truyền thống ở các xã Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành.
    • Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên sông Bồ và trên phá Tam Giang đảm bảo phù hợp không ảnh hưởng đến môi trường.
    • Đẩy mạnh và có giải pháp tổ chức khai thác hợp lý trên biển và trên vùng phá Tam Giang.
    • Phát triển các cơ sở hậu cần nghề cá, các cơ sở chế biến thuỷ sản.
  • Lâm nghiệp:
    • Bảo vệ diện tích rừng phòng hộ hiện có.
    • Xây dựng và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tạo vành đai rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven phá, giảm nhẹ thiên tai do thiên nhiên gây ra.
    • Bảo vệ diện tích rừng trồng gắn với phát triển du lịch sinh thái nước lợ đầm phá Tam Giang.
  1. Công nghiệp:
  • Khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
    • Điều chỉnh bổ sung quy hoạch Khu công nghiệp theo hướng các khu công nghiệp - nông nghiệp, khu công nghiệp - thủy sản, khu công nghiệp chuyên đề phù hợp với thực tế, phát huy được lợi thế của địa phương và tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Phát triển cụm công nghiệp tập trung tại xã Quảng Lợi, Quảng Thái nhằm phát huy lợi thế về kết nối và phát triển lan tỏa của cụm công nghiệp phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế tại huyện Phong Điền.
    • Tiếp tục phát huy và kêu gọi đầu tư các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
  • Làng nghề: Duy trì phát triển và đầu tư mở rộng các làng nghề truyền thống theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp hóa, thân thiện môi trường, bền vững với loại hình tổ chức sản xuất, liên doanh liên kết.
  1. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ:
  • Thương mại:
    • Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững, gắn với phát triển du lịch và dịch vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ, phương thức lưu chuyển, giao dịch hàng hóa đảm bảo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân.
    • Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ thương mại trên địa bàn huyện, phát triển chợ đầu mối, nâng cấp hệ thống các chợ trung tâm xã, phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại các khu vực đô thị, thị trấn.
* Du lịch:
  • Phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với văn hóa làng quê, lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống theo hướng chuyên nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  • Quy hoạch phát triển các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển và đầm phá tại thị trấn Sịa, Quảng Công, Quảng Ngạn.
  • Xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ, tiện ích công cộng, công trình phụ trợ tại các làng nghề truyền thống, các điểm di tích văn hóa lịch sử, điểm tham quan, trãi nghiệm cộng đồng, văn hóa làng quê theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường.
  • Phát triển dịch vụ văn hoá, giải trí, lưu trú, ẩm thực,... nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch.
  • Xây dựng các tuyến du lịch liên vùng, nội vùng.

* Vận tải:

  • Phát triển dịch vụ vận tải trên các lĩnh vực cả đường bộ, đường sông, đường đầm phá đảm bảo tiện lợi, thông suốt. Nâng cao chất lượng, khối lượng và độ an toàn trong vận tải hành khách, hàng hóa trên tất cả các loại hình vận tải.
  • Phát triển các tuyến xe bus kết nối nhanh chóng, thuận lợi giữa đô thị Sịa với thành phố Huế và vùng phụ cận.
  • Xây dựng các trạm trung chuyển, bãi xe tại các đô thị Thanh Hà, Phú Thuận, Vĩnh Tu.

10.Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội:

  1. Hệ thống giáo dục và đào tạo:

Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung quỹ đất đảm bảo cơ sở giáo dục bán trú, nhu cầu thể dục thể thao tại các điểm trường mầm non, trường tiểu học. Nâng cao chất lượng, điều kiện cơ sở vật chất tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học. Đến năm 2030, cơ sở vật chất tại các điểm trường trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn theo định hướng của ngành giáo dục.

  1. Hệ thống y tế, bảo vệ sức khoẻ:

Nâng cấp hệ thống y tế cấp huyện, cấp xã, thị trấn trở thành các điểm y tế có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, có khả năng điều trị tại chỗ. Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và cung ứng thuốc rộng khắp, phân bổ đồng đều trong các khu dân cư tập trung.

  1. Văn hóa - thể thao:

Xây dựng nâng cấp trung tâm thể dục thể thao huyện, xây dựng mới các trung tâm thể thao đa năng tại thị trấn Sịa, Thanh Hà, Phú Thuận.

Nâng cấp hệ thống các nhà văn hóa xã, xây dựng các cụm rạp chiếu phim; khu vui chơi giải trí, các trung tâm phát triển năng khiếu cho thanh thiếu nhi.

11.Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

  1. Giao thông
    • Giao thông đường bộ:

+ Quốc lộ 49B: Đầu tư nâng cấp chất lượng mặt đường và quy mô đường đạt tiêu chuẩn. Mở rộng một số điểm đoạn qua khu vực Vĩnh Tu, Cồn Gai đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

+ Tỉnh lộ: Đầu tư nâng cấp chất lượng mặt đường và quy mô đường tỉnh lộ 4, 8C, 8C nối dài, 11A, 19, đường Hóa Châu, đường bộ ven biển (đường An ninh quốc phòng) đạt tiêu chuẩn. Mở rộng đoạn qua khu vực các đô thị, điểm trung tâm tiểu vùng, điểm dân cư nông thôn tập trung đạt tiêu chuẩn đường đô thị, trục cảnh quan chính khu vực.

+ Tuyến vành đai: mở rộng một số đoạn hiện có và quy hoạch mới. Quy hoạch nâng cấp, mở rộng hệ thống đường xã, thôn xóm hướng đến mục tiêu phát triển mô hình nông thị.

  • Cầu đường bộ:

+ Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tu theo Quy hoạch giao thông tỉnh đã được phê duyệt.

+ Cầu trên các sông địa phương: xây dựng, kiên cố các cầu qua sông địa phương trên các tuyến đường tỉnh, đường vành đai và các tuyến đường trục quan trọng và phù hợp với quy hoạch của tuyến đường.

  • Giao thông đường thuỷ:

+ Xây dựng nâng cấp bến thuyền Vĩnh Tu, bến thuyền Cồn Tộc, Chợ Nịu, Phước Lý, nâng cấp phương tiện vận tải thuỷ hiện đại.

+ Cải tạo, nạo vét chỉnh trị tuyến sông Sịa, Kim Đôi, kênh Diên Hồng đảm bảo thuyền du lịch hoạt động.

  • Đất giao thông tĩnh:

+ Khai thác hiệu quả bến xe huyện. Xây dựng mới trạm trung chuyển, dừng đỗ xe tại Phú Thuận, Thanh Hà, Vĩnh Tu, Tân Xuân Lai. Xây dựng bãi đỗ xe tại các điểm dân cư tập trung.

+ Xây dựng các điểm, đón trả khách tuyến cố định đường bộ trên địa bàn huyện Quảng Điền đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh, kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông quốc gia.

  1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.
    • Quy hoạch chiều cao nền: Khu vực tiếp giáp đầm phá, khu vực dân cư hiện trạng giải pháp san nền là khống chế, bám sát phù hợp theo địa hình hiện trạng.
    • Định hướng thoát nước: Hệ thống thoát nước sử dụng hệ thống thoát nước chung cho giai đoạn đầu đến năm 2020, giai đoạn dài hạn đến năm 2030 sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng (theo Điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng vùng Tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050).
  2. Quy hoạch cấp nước.
    • Tổng nhu cầu cấp nước: Đến năm 2030: 20.000 m3/ngđ. Đến năm 2050:
    • m3/ngđ.
      • Phương án quy hoạch nguồn cấp nước: Đến năm 2030: Sử dụng 14.000m3/ngđ từ nhà máy nước Hương Vân (đã nâng công suất lên 60.000m3/ngđ), còn lại lấy từ các nhà máy nước Quảng Tế 2 và nhà máy nước Vạn Niên (tổng công suất 322.500m3/ngđ). Xây dựng trạm trung chuyển, điều giáp Sịa (6.000m3/ngđ).
  • Mạng lưới đường ống: đảm bảo cấp nước liên tục cho nhu cầu dùng nước; đường ống trục chính cấp 1, cấp 2 dùng mạch vòng, mạng lưới phân phối dùng mạch kết hợp.
  1. Quy hoạch cấp điện:
    • Dự báo đến năm 2030 nhu cầu công suất điện trên địa bàn huyện là Pmax

= 20MW, Smax=23MVA; đến năm 2050 Pmax = 55MW, Smax=61MVA.

  • Tổng công suất phụ tải điện đến năm 2030 khoảng 23000kva; đến năm 2050 khoảng 6100kva.
  • Nguồn điện: Được cấp lưới điện 22kV từ trạm trung gian 35/22kV Sịa và một phần từ lộ 471, 472 -Trung gian Điền Hòa.
  • Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.
  • Nâng cấp tuyến trung gian 35kv lên 110 kV và hoàn thiện lưới điện 22kv nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.
  • Định hướng xây dựng và cải tạo lưới điện: lưới điện trung áp của Tỉnh sẽ được vận hành ở cấp điện áp 22 kV, điện áp 35 kV phục vụ đấu nối các nguồn điện trên địa bàn vào hệ thống.

đ) Thông tin liên lạc

  • Mục tiêu: Ngầm hóa hệ thống mạng cáp viễn thông đảm bảo cảnh quan đô thị và khu du lịch.
  • Đến năm 2030: Hoàn thiện hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phục vụ góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo 100% vùng phủ sóng Internet không dây tại khu vực thị trấn và khu vực trung tâm xã.
  1. Quy hoạch hệ thống thủy lợi
    • Quy hoạch cấp nước thủy lợi: Quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp:

+ Vùng 1: Vùng cát ven biển Quảng Điền: Nâng cấp công trình hồ chứa, kiên cố hệ thống kênh mương.

+ Vùng 2: Vùng đồng bằng Bắc sông Bồ: Xây dựng mới trạm bơm Phò Ninh và hệ thống kênh dẫn nước; xây dựng tuyến kênh lấy nước từ tuyến kênh hồ Hòa Mỹ để chuyển nước cho vùng cát Quảng Điền. Nạo vét các nhánh sông, hói,... Nâng cấp hồ chứa, đập dâng và trạm bơm.

  • Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp: Vùng bắc sông Bồ: Khu công nghiệp Quảng Vinh; Cụm công nghiệp Bắc An Gia: nguồn nước lấy từ sông Bồ.
  • Quy hoạch tiêu úng: Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục của dự án, nạo vét mở rộng các nhánh sông hói để tăng cường khả năng thoát lũ, nâng cấp các công trình thủy lợi như trạm bơm, đê bao và các cống tiêu đảm bảo kịp thời tiêu thoát trong vùng.
  • Giải pháp tiêu tự chảy: Mở rộng quy mô các cửa tiêu: Mở rộng cống Quan, cống Diên Trường đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh. Nâng cấp các tuyến đê Tây Phá Tam Giang, Đông Phá Tam Giang.
  • Giải pháp tiêu nội đồng: Nâng cấp 9 trạm bơm và các kênh tiêu nội đồng đảm bảo tiêu cho diện tích thấp trũng này. Nạo vét, khơi thông các kênh tiêu nội đồng.

g) Quy hoạch thoát nước, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:

  • Phần thoát nước bẩn: Tổng nhu cầu thoát nước: Đến năm 2030: 10.000 m3/ngđ. Đến năm 2050: 19.000 m3/ngđ. Hệ thống thoát nước sử dụng hệ thống thoát nước chung cho giai đoạn đầu đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2050 sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.

+ Lưu vực đô thị: Khu vực thị trấn Sịa, khu trung tâm xã và khu dân cư mới trong xã, giai đoạn đầu đến năm 2030 sử dụng hệ thống thoát chung (là nước mưa và nước thải thoát cùng một hệ thống đường ống và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận); giai đoạn dài hạn đến năm 2050 sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, nước thải sẽ được thu gom xử lý đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Giải pháp thu gom nước thải của giai đoạn này là khi hệ thống thoát nước chung đã hoàn thiện, thì tại khu vực hạ lưu của hệ thống thoát nước chung, bố trí tuyến cống bao để tách  nước thải đưa về trạm xử lý.

+ Lưu vực nông thôn: Khu vực nông thôn có dân cư thưa thì xử lý nước thải theo cục bộ bằng các bể tự hoại.

  • Rác thải và vệ sinh môi trường:

+ Rác sinh hoạt: Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt giai đoạn 2030 là 0,8kg/ng/ng, tỷ lệ thu gom đạt ≥85%. Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt giai đoạn 2050 là 0,9kg/ng/ng, tỷ lệ thu gom đạt ≥90%. Lượng chất thải rắn công nghiệp: 0,3T/ha.ngày; trong đó, chất thải rắn công nghiệp nguy hại tính bằng 20% lượng chất thải rắn công nghiệp.

+ Khu xử lý chất thải rắn được quy hoạch tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, diện tích quy hoạch 5-7ha ( theo điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050). Nhưng tương lai lâu dài đưa về khu xử lý tập trung Hương Bình.

  • Nghĩa trang: Hệ thống nghĩa trang trên địa bàn huyện được bố trí đảm bảo phù hợp theo quy hoạch hệ thống nghĩa trang trên toàn tỉnh.

12.Đánh giá môi trường chiến lược:

  • Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, bảo vệ và giải quyết tình trạng suy thoái môi trường tại các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở chăn nuôi, bệnh viện, khu dân cư.
  • Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Vấn đề bảo vệ môi trường cần được chú trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện phân vùng quản lý môi trường để quản lý phát triển kinh tế - xã hội và phát triển khai thác các hoạt động bảo vệ môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững.
  • Nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các tầng lớp nhân dân.

13.Các chương trình phát triển và dự án ưu tiên đầu tư:

  1. Các chương trình phát triển:
  • Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện.
  • Tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống đường bộ hiện đại theo tiêu chuẩn. Đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa vào sử dụng các công trình: tuyến đường bộ ven biển, tuyến TL19, đường Hóa Châu.
  • Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh hạ tầng cụm công nghiệp đã được thành lập; kêu gọi đầu tư xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp mới và ổn định mạng lưới các cụm công nghiệp vào giai đoạn đến 2030.
  • Kêu gọi và xúc tiến đầu tư phát triển một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch: khu du lịch nghỉ dưỡng tại các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, thị trấn Sịa, du lịch sinh thái phá Tam Giang.
  • Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
  • Hình thành các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dự án trọng điểm trong lĩnh vực phát triển xã hội.
  • Hình thành các chương trình đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ.
  • Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ nguồn tài nguyên nước, môi trường nước.
  • Xây dựng chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa huyện Quảng Điền và các huyện trong tỉnh.
  1. Danh mục ưu tiên đầu tư:
    • Công trình nông nghiệp - nông thôn: Công trình thích ứng, biến đổi khí hậu; Các công trình, hạ tầng thiết yếu xây dựng, phát triển nông thôn; Hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa theo đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; Công trình hạ tầng thiết yếu phát triển trang trại vùng cát nội đồng; Các công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn khác…
    • Công trình giao thông: Điều chỉnh, mở rộng Tỉnh lộ 4, đường Hương Quảng; mở rộng các tuyến Tỉnh lộ đoạn qua khu vực đô thị và điểm phát triển dân cư tập trung; Đường vành đai; các đường liên huyện; các đường liên xã; Đường nội thị, nông thôn; cầu Vĩnh Tu; Hệ thống cầu cống trên các sông; Hạ tầng phụ trợ giao thông,…
    • Công trình công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng kỹ thuật tại các điểm đô thị, điểm phát triển dân cư tập trung; Hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng hỗ trợ phát triển làng nghề,…
    • Công trình giáo dục: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, trang thiết bị,…
    • Công trình văn hóa, thể thao, du lịch: Bảo tồn, trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử; xây dựng, nâng cấp các nhà văn hóa xã; xây dựng, nâng cấp các trung tâm thể dục thể thao; hạ tầng thiết yếu tại các điểm đến du lích,…
    • Công trình y tế, môi trường: Nâng cấp bệnh viện tuyến huyện; Nâng cấp trạm y tế xã; Nhà máy xử lý chất thải rắn, y tế; Các công trình thiết yếu khác,…
  2. Nguồn lực thực hiện:
    • Nguồn ngân sách Nhà nước đối với công trình trụ sở cơ quan, hành chính công, bệnh viện, giáo dục, công viên cây xanh, công trình thể dục thể thao, công trình thích ứng, biến đổi khí hậu, công trình hạ tầng đầu mối, công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ mục đích phát triển, xây dựng nông thôn mới,...
  • Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hạng mục xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh…
  1. Lộ trình thực hiện:

- Giai đoạn 2020-2025:

+ Rà soát, lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng các chương trình trọng điểm trong danh mục ưu tiên đầu tư. Đồng thời, triển khai các công trình cấp bách; xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư. Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch ngành nghề, quy hoạch đô thị, các quy hoạch chi tiết phục vụ mục đích phát triển trong thời kỳ mới.

+ Phát triển hệ thống hạ tầng khung và dự án trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

  • Giai đoạn 2025-2030: Phát triển các dự án về hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái. Hoàn chỉnh các chiến lược phát triển hướng tới sự gắn kết, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn.
  • Giai đoạn 2030-2050: Tiếp tục hoàn thành các dự án về hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội. Phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường. Đảm bảo ổn định các nguyên tắc phát triển thân thiện với môi trường sinh thái.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Thông tin và Thuyền thông; Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Phan Ngọc Thọ

Nguyễn Tuấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.215.256
Truy cập hiện tại 228