1. Mục tiêu chung
Tập trung huy động mọi nguồn lực và sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thực hiện Chương trình xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
Quan tâm bê tông hóa các tuyến đường đất còn lại trong dân cư; quản lý việc chăn nuôi trong khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường, vận động nhân dân đầu tư chăn nuôi tại các khu quy hoạch tập trung tại vùng trang trại của huyện, tiêu diệt cây mắt mèo có hiệu quả; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề nghị cấp trên tiếp tục đầu tư kè chống sạt lỡ sông Diên Hồng và khu vực Cống Thạch Bình thôn Hà Đồ - Phước Lập, hạ tầng lưới điện cho xóm 13 đoạn phía tây đường Thủ Lễ, khu dân cư mới xóm 1 Khuông Phò, hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho khu dân cư mới Cửa Rào Nam Bắc.
2.1 Hạ tầng kinh tế - xã hội
Xây dựng Hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chú trọng mở rộng nền đường nội đồng hiện có, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đường nội đồng, taluy bảo vệ mương thủy lợi để mở rộng diện tích canh tác; bê tông đường trục chính nội đồng còn lại để đảm bảo cơ giới hóa đồng ruộng và vận chuyển nông sản; nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo chủ động tưới tiêu và giảm thất thoát nước. Đầu tư bổ sung, nâng cấp cột điện và đường dây tại các khu dân cư mới, các hệ thống điện đã bị xuống cấp. Vận động nhân dân đóng góp vốn để đầu tư điện thắp sáng các đường xóm trong dân cư đạt 95%.
Tuyền truyền vận động Nhân dân xây dựng nhà ở, cổng tường rào theo quy hoạch chung của xã, đồng thời mỗi gia đình phải có quy hoạch, định hướng chung để xây dựng khu ở mang tính đồng bộ, có phương án bảo đảm an toàn khi có lụt bão xảy ra; hạn chế bê tông hóa đất ở, khuyến khích phát triển cây xanh trong vườn nhà; đất vườn được canh tác các loại cây trồng thích hợp, hiệu quả, cho sản phẩm hàng hóa.
2.2. Quy hoạch
- Quy hoạch xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội: Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt; các mốc lộ giới đã cắm ngoài thực địa; cần phối hợp với mặt trận, các đoàn thể lồng ghép tại các hội nghị, họp thôn, phát trên đài truyền thanh nhằm tuyên truyền để nhân dân biết, thực hiện và tự giám sát các hộ khác; các trưởng thôn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm lòng lề đường để xử lý; công chức phụ trách định kỳ hàng tuần kiểm tra công tác xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn.
- Quy hoạch sản xuất: Rà soát các vùng quy hoạch sản xuất, quy hoạch phát triển dịch vụ đã được phê duyệt để triển khai, lập kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện; chú trọng quy hoạch vùng chăn nuôi gia trại để di chuyển các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ra khỏi khu dân cư, quy hoạch dịch vụ từ cầu Đan Điền đến cầu Bộ Phi.
2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tái cơ cấu ngành nông nghệp theo hướng nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác; thực hiện tốt công tác xây dựng cánh đồng lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thực tế của địa phương, thị trường dễ tiêu thụ; chuyển đổi các vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, nhiễm mặn sang các mô hình khác có hiệu quả cao hơn và bền vững; khuyến khích tích tụ ruộng đất, chuyển đổi các ô thửa đất nhỏ lẻ nhằm tạo ra ô thửa lớn hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất. Quan tâm công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các lao động nông nghiệp nhỏ lẻ; tập huấn, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh cho người nông dân.
Khảo sát, đề xuất đầu tư một số tuyến điện phục vụ nuôi trồng thủy sản; vận động nhân dân nuôi xen ghép các đối tượng nuôi, thực hiện tốt khâu chọn giống, xử lý ao nuôi, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng để đem lại hiệu quả cao và bền vững; cương quyết xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Tổ chức, quản lý khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, tăng cường kiểm soát và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản đầm phá; phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo nuôi trồng thủy sản, các Chi hội nghề cá và Nhân dân trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp đảm bảo theo đúng quy định của luật HTX năm 2012; chủ động liên kết với Doanh nghiệp để sản xuất, bao tiêu sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất; tìm kiếm đầu ra, tiêu thụ nông sản cho cho bà con nông dân.
Tạo điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp, Nhân dân đầu tư, làm ăn trên địa bàn; phát triển ngành nghề (thợ mộc, thợ hàn gò, nhôm kính, sản xuất bờ lô…); đẩy mạnh dịch vụ mua bán dọc đường Nội thị, đường Thủ Lễ và các trục đường chính của các thôn; tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường lao động tiềm năng để nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nông thôn mới xuống dưới 4,2%.
2.4. Văn hóa - xã hội - môi trường
- Văn hóa: Tuyên truyền vận động Nhân dân gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua, thể dục thể thao, văn hóa - văn nghệ của địa phương; gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và có hiệu quả; sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, chấp hành tốt quy ước thôn văn hóa, thôn không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, loại bỏ các tập tục lạc hậu, gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường (đám tang để dài ngày, mâm cộ linh đình …). thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện, tuyến đường văn minh không rải vàng mã.
- Giáo dục: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên; tăng cường quản lý, kiểm tra đánh giá; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong giáo dục pháp luật, rèn luyện kỹ năng, tác phong, lập trường tư tưởng cho học sinh. Duy trì xóa mù chữ mức độ 2 và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55%.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, rủi ro thiên tai, cơ chế, chính sách của Nhà nước và cung cấp thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh cho lao động nông thôn.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình “Gia đình học tập” “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”.
- Y tế: Nâng cao công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, đặc biệt là trẻ em và người già; Vận động Nhân dân tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt trên 95%; tăng cường tiêu độc khử trùng, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch trong dân cư.
Vận động Nhân dân sinh đẻ có kế hoạch, áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình “Cụm dân cư không sinh con thứ 3 trở lên”, ổn định tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,1%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 18%.
- Môi trường và an toàn thực phẩm: Vận động Nhân dân chôn cất đúng nơi quy định, tiết kiệm quỹ đất, không chôn cất và xây dựng lăng mộ tại các vùng gần dân cư đã đóng cửa (nghĩa địa Mai Dương và nghĩa địa Cồn Văn). Bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải tại hộ gia đình; xử lý nghiêm các trường hợp bỏ rác tại nơi công cộng (phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng, được quy định tại điểm c khoản 1 điều 20, NĐ 155 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường); vận động Nhân dân chăn nuôi với quy mô nhỏ, có hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; từng bước đưa các cơ sở chăn nuôi trâu, bò ra khỏi dân cư, di chuyển đến các khu vực đất chưa sử dụng ngoài đồng ruộng để chăn nuôi gắn với khai hoang phục hóa đất sản xuất; quan tâm tiêu diệt cây mắt mèo trong dân cư và trên đồng ruộng. Thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.5. Quốc phòng, an ninh
Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy; chuẩn bị luyện tập và tham gia lễ ra quân huấn luyện tại Ban CHQS huyện, tham gia phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức công tác đăng ký độ tuổi 17 và đăng ký phương tiện kỹ thuật đúng theo kế hoạch của cấp trên; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi tặng quà cho thanh niên sẵn sàng nhập ngũ, thanh niên xuất ngũ và giao quân đúng kế hoạch của cấp trên; xây dựng các văn kiện và kế hoạch chiến đấu diễn tập khu vực phòng thủ xã.
Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thường xuyên tuần tra kiểm soát, nắm chắt tình để nắm bắt, kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn; kiềm chế và giảm tệ nạn xã hội, nhất là trộm cắp vặt; tệ nạn ma túy và sử dụng chất kích thích gây ảo giác; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng, cũng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng Thôn, Xóm, dòng họ "Không có tội phạm và tệ nạn xã hội"; các mô hình về an ninh trật tự “Hội cựu chiến binh tự quản về an ninh trật tự”, “Liên đội tự quản về an ninh trật tự và an toàn giao thông”; Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tổ an ninh nhân dân; Đội thanh niên xung kích về an ninh trật tự đi vào hoạt động đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
2.6. Hành chính công: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tận tình phục vụ Nhân dân, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; 100% cán bộ, công chức ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo đúng quy định.
2.7. Xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu: chọn thôn Khuông Phò xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo thôn Khuông Phò xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt các lĩnh vực như: Thu nhập; Hộ nghèo; Nhà ở, vườn hộ gia đình, hàng rào, cổng ngõ; Giáo dục, Y tế, Văn hóa; Môi trường - cảnh quan; An ninh, trật tự xã hội, theo bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020.
2.8. Công tác truyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh và tăng cường công tác truyên truyền, vận động để Nhân dân nhận thức rõ mình là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ". Nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" gắn với thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
- Phương pháp tuyên truyền phải linh động, sáng tạo với nhiều hình thức như: lồng ghép việc tuyên truyền trong các cuộc họp, hội nghị, hội thi, các lễ hội truyền thống của nhân dân và thông qua hệ thống đài phát thanh của xã; nội dung tuyên truyền bao gồm tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tuyên truyền để nêu gương tốt, phổ biến cách làm hay, sản xuất kinh doanh giỏi, các HTX điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2.9. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Việc lựa chọn danh mục đầu tư phải theo thứ tự ưu tiên, trong đó cần ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ cho việc phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, xây dựng cánh đồng lớn, chuyển đổi mô hình sản xuất; xây dựng trường học đạt chuẩn.
a. Ngân sách cấp trên:
- Đường cồn hoang, trạm bơm Đông Phước 2 : 2,500 tỷ đồng;
- Đê bao nội đồng Bạch đằng : 3,500 tỷ đồng;
- Xây dựng hói Hàng Tổng giai đoạn 2 : 4,000 tỷ đồng;
- Đường Khuông Phò, Thủ Lễ 2 cồn đầm Dự án bãi ngang : 1,400 tỷ đồng;
- Nâng cấp sửa chữa trường tiểu học số 1 : 0,9 tỷ đồng;
b. Ngân sách xã
- Đường vào trường tiểu học số 1 và san nền phía sau : 300 trđ;
- Lập quy hoạch, cắm mốc phân lô đấu giá QSD đất : 70 trđ;
- San nền + tường rào Trạm y tế : 637 trđ;
- Bê tông đường khu dân cư mới thôn Thủ Lễ 2 : 400 trđ;
- Lắp đặt cột cờ Nhà văn hóa và trụ sở UBND xã Quảng Phước: 200 trđ;
2.10. Huy động vốn để thực hiện chương trình
Huy động tối đa các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước; vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vốn Chương trình giảm nghèo bền vững; vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các HTX, vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã cùng với nguồn tự nguyện đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Các ngành của UBND xã
Căn cứ nhiệm vụ được phân công và địa bàn phụ trách, tích cực chủ động tham mưu cho Đảng ủy và UBND xã để chỉ đạo triển khai tốt chương trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vững. Đồng thời thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc các thôn, các HTX triển khai, thực hiện theo kế hoạch của UBND xã.
3.2. Đề nghị Mặt trận, các đoàn thể xã
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các Hội viên, Đoàn viên tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vững năm 2019; trong đó chú trọng các tiêu chí để nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển đổi mô hình sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn, tiêu chí về văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm; chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" gắn với thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; củng cố, xây dựng hệ thống Mặt trận, các Hội, Đoàn vững mạnh.
3.3. Trạm y tế, các đơn vị, các thôn trên địa bàn xã
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách cụ thể theo các tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và giảm nghèo bền vững phù hợp với đơn vị mình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng chủ trương xây dựng xã nông thôn mới nâng cao để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng và đồng thuận tham gia thực hiện chương trình.