Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
cac trang báo
Triển khai thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ngày cập nhật 20/01/2020

* MỤC TIÊU

 

Phát huy những kết quả đạt được và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp những năm qua để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo chuỗi giá trị gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh tổ chức sản xuất áp dụng quy trình hữu cơ, mô hình công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

 

I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

 

1. Phát triển diện tích gieo trồng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng: 80 ha.

2. Chuyển diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang trồng các cây khác có giá trị cao hơn từ 17 - 22 ha.

3. Diện tích vườn tạp được cải tạo thêm 1-2 ha

4. Phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ: 10 – 15 hộ.

5. Ổn định nuôi nước lợ khoảng 158,8 ha; diện tích nuôi nước ngọt: 5 ha.

6. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt 100%.

  7. Tổng giá trị sản xuất  nông nghiệp: 96,6 tỷ đồng

  Trong đó:

a. Tổng giá trị trồng trọt                    : 30,1 tỷ đồng.

          b. Chăn nuôi                                      : 33 tỷ đồng.                                             

          c. Đánh bắt và NTTS                         : 33,5 tỷ đồng.            

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Trồng trọt

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất và hiệu quả cây trồng, chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo chuyển biến về chất lượng trong sản xuất và  tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Tiếp tục thực hiện quy hoạch thêm vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chí cánh đồng lớn với tổng diện tích 80ha, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân, trong đó HTX Đông Phước 60ha, HTX Mai Phước 20ha; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững, như: mô hình trồng hành lá khu vực HTX Đông Phước 1,1ha; 4,5 ha đất chuyển đổi sang mô hình Sen – Cá tại HTX Mai Phước, đồng thời tiếp tục vận động hộ thành viên chuyển đổi thêm 17ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và khai thác tự nhiên; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng sen 5ha khu vực HTX Đông Phước; từng bước xây dựng trạm bơm Mini phục vụ sản xuất cho nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn gắn với xây dựng vườn nông thôn kiểu mẫu, khuyến khích nông dân cải tạo vườn tạp, trồng rau màu và trồng màu trái vụ, có sử dụng lưới che và hệ thống tưới tự động để tăng năng suất và chất lượng.

 

2. Chăn nuôi

Thực hiện cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng chuyển mạnh chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ sang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; từng bước giảm đàn vật nuôi trong khu dân cư. Tiếp tục nhân rộng các mô hình chăn nuôi gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích Nhân dân đầu tư thực hiện mô hình chăn nuôi các loại gia cầm hữu cơ như: gà, vịt theo hướng tập trung, đảm bảo có thể chăn nuôi quanh năm, xa khu dân cư, cách biệt với vùng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng nhãn hiệu, bao bì đối với sản phẩm trứng vịt, lươn giống...để quản bá thương hiệu và nâng cao hiệu quả, giá trị sản phẩm của địa phương.

Thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra, phối hợp với các ngành chuyên môn hướng dẫn Nhân dân thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi ở khu dân cư trên địa bàn.

3. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Tiếp tục ổn định diện tích nuôi nước lợ 158,8 ha, tăng cường chỉ đạo quản lý vùng nuôi, thả nuôi theo đúng khung lịch thời vụ, đảm bảo quy trình kỹ thuật, tăng cường công tác kiểm dịch và an toàn dịch bệnh, thực hiện mô hình nuôi xen ghép đa con với nhiều đối tượng nuôi theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, như tôm, cua, cá ...trên 95%, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hạn chế dịch bệnh để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; duy trì họp giao ban các tổ NTTS định kỳ khi xuống vụ để theo dõi chỉ đạo hoạt động nuôi trồng có hiệu quả, không khuyến khích nuôi trồng bằng cách chắn lưới; thường xuyên kiểm tra, giám sát và cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng không theo quy định; vận động Nhân dân sử dụng có hiệu quả hệ thống điện phục vụ nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ để mở rộng quy mô, diện tích mô hình ương, nuôi lươn để tạo ra nguồn giống đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 Tăng cường công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với khai thác, đánh bắt hợp lý, vận động ngư dân thực hiện tốt việc cải tạo lại kích thước mắt lưới nghề lừ đảm bảo 2a ≥ 18 mm để bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững. Không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm mặt nước và phát triển thêm nò sáo sau khi đã sắp xếp; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chi hội nghề cá hiện có.

4. Xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

        - Đường Cồn Hoang - trạm bơm Đông Phước 2.                      

        - Đê bao nội đồng Bạch Đằng (phía tả).                                                 

- Nâng cấp kênh mương trạm bơm Đông Phước 1 (giai đoạn 2).

- Xây dựng hói Cồn Bài.

- Các HTX chủ động trích kinh phí để gia cố mương đất;, nâng cấp, duy tu đường giao thông nội đồng để đảm bảo cơ giới hóa đồng ruộng thông suốt.

5. Công tác truyên truyền, vận động

- Tuyên truyền cho cán bộ và Nhân dân hiểu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn, chuyển đổi các vùng sản xuất kém hiệu quả, cơ giới hóa đồng ruộng, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Đề cao vai trò của người Nông dân, Doanh nghiệp, HTX; xem đây là các chủ thể quan trọng của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần phát huy tiềm năng lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các HTX nông nghiệp

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của HTX theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác chuyển đổi mô hình, xây dựng cánh đồng lớn; chỉ đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trên đồng ruộng; chủ động liên kết với Doanh nghiệp để sản xuất, bao tiêu sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất; tìm kiếm đầu ra để tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng nhanh giá trị trên một đơn vị diện tích phù hợp với điều kiện của HTX.

2. Đề nghị Mặt trận, các đoàn thể xã

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, các Hội viên, Đoàn viên tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện tốt Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2020 bằng các việc làm cụ thể và có hiệu quả.

3. Các thôn, HTX trên địa bàn toàn xã

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng và đồng thuận tham gia thực hiện Chương trình.

Tập tin đính kèm:
Trần Viết Trọng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.213.036
Truy cập hiện tại 537