I. TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
1. Thông tin về bệnh Dịch tả lơn Châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn. Lợn bị bệnh có tỷ lệ chết cao lên đến 100%; hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị bệnh. Vi rút gây bệnh DTLCP có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và trở thành nguồn lây bệnh cho lợn khỏe mạnh khác.
2. Tình hình bệnh DTCP trên thế giới
Trên thế giới theo thông tin từ tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 03/3/2019 đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Ngoài ra, theo thông tin chưa chính thức, các nước trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam cũng đã có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhưng chưa công bố.
3. Tình hình bệnh DCLCP tại Việt Nam
Từ ngày 01/2 - 03/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hỉa Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lượn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.
Nguy cơ bệnh DTLCP lây nhiễm vào địa bàn tỉnh, huyện và xã trong thời gian tới là rất cao.
4. Nguyên nhân lây lan bệnh DCLCP
- Buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc từ vùng có dịch vào.
- Nguy cơ, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẽ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lơn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh dễ lây lan.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chủ động ngăn chặn và phòng, chống hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã.
- Xử lý kịp thời ổ dịch khi mới phát hiện, không để lây lan, hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây ra trên địa bàn xã.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, không gây hoang mang trong xã hội về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP, có sự phối hợp chặt chẽ, giữa các cấp, các ngành và sự vào cuộc tích cực của người dân.
- Thực hiện “5 không”, không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không vức lợn chết ra môi trường; không giết mổ tiêu thụ; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN VÀ PHÒNG, CHỐNG
1. Các giải pháp ngặn chặn và phòng bệnh
1.1. Tuyên truyền, tập huấn
- Thông tin tuyên truyền kịp thời, chính xác tình hình bệnh DTLCP, các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống; các quy định của Nhà nước, UBND tỉnh, UBND huyện về ngăn chặn và phòng, chống bệnh để người dân chủ động tham gia thực hiện.
- Đề nghị các cấp chuyên môn tập huấn cho Ban Chăn nuôi - Thú y xã về Kế hoạch ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP và biện pháp xử lý khi đàn lợn mắc bệnh; tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP cho hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn (lợn nái từ 20 con trở lên, lợn thịt từ 100 con trở lên) trên địa bàn xã.
- Tuyền truyền trên hệ thống Đài truyền thanh xã về các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP để người chăn nuôi lợn, người buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn trên địa bàn xã được rõ.
1.2. Kiểm tra vệ sinh thú y
- Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi lợn, buôn bán, vận chuyển, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn theo quy định.
1.3. Khử trùng tiêu độc
- Tổ chức phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi trên địa bàn xã định kỳ để phòng bệnh DTLCP và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác ở động vật.
- Hướng dẫn người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn thực hiện:
+ Đối với hộ, cơ sở chăn nuôi lợn: Thường xuyên vệ sinh, quét dọn chuồng trại, thu gom phân rác vào nơi qui định, sử dụng vôi bột ủ phân, rác trước khi sử dụng; định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng các hóa chất khử trùng tiêu độc trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
+ Đối với nơi buôn bán: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực sản phẩm lợn sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng sản phẩm lợn sau mỗi ngày buôn bán.
1.4. Giám sát dịch bệnh
Giám sát lâm sàng: Thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình bệnh DTLCP đến hộ, cơ sở chăn nuôi lợn, khi phát hiện lợn ốm, chết nghi mắc bệnh phải khai báo ngay lên cơ quan chuyên môn (Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp) để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Khi dịch bệnh xảy ra
2.1. Xác minh dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm
Khi phát hiện có trường hợp lợn nghi mắc bệnh DTLCP hoặc chết không rõ nguyên nhân, chủ hộ chăn nuôi phải báo ngay cho Ban Chăn nuôi - Thú y xã để kiểm tra xác minh thông tin dịch bệnh; nếu nghi lợn mắc bệnh DTLCP, Ban Chăn nuôi - Thú y xã báo cáo ngay về UBND xã và Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp để lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tổ chức bao vây như đối với một ổ dịch, cử lực lượng giám sát chặt chẽ đàn lợn bệnh, không để chủ hộ giết mổ, bán chạy đàn lợn bệnh.
2.2. Xử lý ổ dịch
- Tiêu huỷ ngay đàn lợn khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP và hỗ trợ cho người chăn nuôi theo quy định, không chữa trị lợn mắc bệnh DTLCP. Việc tiêu huỷ, chôn lấp lợn mắc bệnh thực hiện theo quy định của Luật Thú y và hướng dẫn tại phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN&PTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đối với bệnh DTLCP.
- Hướng dẫn chủ hộ vệ sinh cơ giới: Quét dọn thu gom phân, rác, chất độn chuồng để ủ bằng vôi bột hoặc tiêu huỷ (cách tiêu huỷ như đối với tiêu huỷ lợn bệnh), rửa sạch chuồng, để khô; phun hóa chất tiêu độc, sát trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi hàng ngày, liên tục trong 20 ngày.
- Cấm người không có nhiệm vụ ra, vào hộ có lợn bị bệnh và những người tham gia chống dịch trước khi vào phải sử dụng bảo hộ lao động, khi ra khỏi phải được sát trùng cá nhân và phương tiện tránh làm lây lan dịch.
- Tổ chức phun hóa chất khử trùng, tiêu độc 2 lần tập trung chuồng trại, môi trường chăn nuôi của các hộ trong phạm vi vùng dịch.
3. Thời gian, địa điểm
3.1. Thời gian: Bắt đầu từ ngày 07 tháng 03 năm 2019 đến khi được cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch tại Việt Nam.
3.2. Địa điểm: Các hộ chăn nuôi lợn, gia trại lợn và các địa điểm buôn bán thịt lợn trên địa bàn xã.
4. Phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn
Các thành viên Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nắm tình hình và báo cáo định kỳ thường xuyên với lãnh đạo UBND xã vào sáng thứ 2 hàng tuần. (có phụ lục phân công thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kèm theo).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Phối hợp với các ngành chức năng liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết các hành vi mua bán, vận chuyển lợn, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc, không có thủ tục kiểm dịch, giết mổ động vật để kinh doanh không đúng địa điểm quy định hoặc nghi nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
2. Ban Chăn nuôi - Thú y
- Tham mưu UBND xã chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn xã theo nội dung kế hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác ngăn chặn và phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn xã và báo cáo UBND xã theo quy định.
- Thống kê, báo cáo số lượng đàn lợn, hộ chăn nuôi của địa phương; lập kế hoạch phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; thông báo cho người chăn nuôi kế hoạch phun khử trùng tiêu độc, để hộ chăn nuôi chủ động phối hợp thực hiện.
3. Bộ phận Văn hóa - Thông tin
Phối hợp với Ban Chăn nuôi - Thú y hướng dẫn, tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh DTLCP và các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống dịch bệnh, không gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi.
4. Chủ vật nuôi
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh DTLCP, tiêm phòng vắc xin bắt buộc cho gia súc, thực hiện tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại chăn nuôi.
5. Các thôn
Phối hợp với Ban chăn nuôi - Thú y tổ chức thống kê đàn lợn, triển khai tốt các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.